Thông tin cơ bản về ván gỗ Veneer tự nhiên cần nắm rõ

Thông tin cơ bản của ván gỗ Veneer tự nhiên

Veneer là gì, cấu tạo của gỗ Veneer như thế nào và nó có ưu nhược điểm ra sao? Nếu bạn đang quan tâm về những vấn đề này hãy cùng Nội thất Winli tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Gỗ Veneer là gì?

Hiểu một cách đúng nhất thì ván gỗ Veneer chính là gỗ tự nhiên nhưng được lạng mỏng để lấy “vân gỗ”, sau đó dán những lớp “ván lạng” này lên bề mặt các sản phẩm gỗ công nghiệp như MDF, PB (Okal), hay ván ép. 

Tấm gỗ veneer chỉ dày từ 1 rem cho đến 2 ly là nhiều. Trung bình một cây gỗ tự nhiên dày 300mm, rộng 200mm và dài 2500mm có thể lạng ra được khoảng 1500-3000m2 gỗ veneer, tùy từng loại cây hao hụt.

thông tin cơ bản gỗ veneer
Gỗ Veneer chính là gỗ tự nhiên nhưng được lạng mỏng để lấy “vân gỗ”

Phân loại gỗ Veneer

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngoài việc sản xuất ván gỗ veneer gỗ tự nhiên bằng cách bóc tách, lạng gỗ rừng trồng thì hiện nay chúng ta đã sản xuất được veneer nhân tạo cho chất lượng không thua kém gì veneer tự nhiên, vậy chúng ta tạm chia veneer ra thành 2 mảng:

Veneer gỗ tự nhiên

Sản phẩm được lạng từ gỗ tự nhiên, vân tự nhiên: Veneer tự nhiên được chia làm hai loại là vân sọc và vân bông (hay vân núi).

Các loại veneer tự nhiên phổ biến:

  • Veneer sồi
  • Veneer óc chó
  • Veneer tần bì

Ngoài ra, còn một số loại gỗ veneer tự nhiên khác như veneer xoan đào; thông; hay tràm,…

Veneer gỗ nhân tạo

Gỗ Veneer nhân tạo nhìn chung cũng là sản phẩm từ gỗ tự nhiên tuy nhiên được lạng nhỏ thành sợi, vân và màu được máy tính phối ghép như phenolic-backer.

Thông tin cơ bản về gỗ veneer
Veneer sồi và tần bì là 2 loại phổ biến hiện nay

Quy trình sản xuất gỗ Veneer

  • Bước 1: Sau khi được lạng, Gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ Ván dán, gỗ Finger, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất.
  • Bước 2: Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.
  • Bước 3: Nối (may) từng tấm veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo, dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.
  • Bước 4: Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.
  • Bước 5: Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp.
thông tin cơ bản về gỗ veneer
Quy trình sản xuất gỗ Veneer gồm 5 bước cơ bản

Ưu nhược điểm của gỗ Veneer

Ưu điểm gỗ veneer

  • Dễ thi công
  • Giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên
  • Bề mặt nhẵn, chống xước
  • Màu sắc phong phú
  • Chống cong vênh
  • Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất.

Nhược điểm

  • Khả năng chịu nước kém
  • Dễ bị sứt khi sử dụng sản phẩm không cẩn thận
  • Nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành thành phẩm thì hay bị hư hỏng, rạn nứt.
Thông tin cơ bản về dòng gỗ veneer
Cần cẩn thận trong quá trình sử dụng nội thất làm bằng gỗ Veneer

Trên đây là một số những thông tin quan trọng dành cho bạn đọc đang muốn tìm hiểu về gỗ Veneer. Hi vọng qua bài viết có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại gỗ công nghiệp này.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.